Mô tả Nhông cát trinh sản

Loài nhông mới có kích cỡ tương đối nhỏ, chiều dài đầu và thân khoảng 11,5 cm; da có chín hàng vảy nổi gờ nở rộng ngang hai chi trên và 37 – 40 giáp bám phụ bên dưới ngón chân thứ tư.[2]

Loài thằn lằn này có những chấm xanh lá cây ở lưng và đuôi. Chúng thường sống ở khu vực bãi cát và rừng bụi ven biển. Màu sắc này là một cách ngụy trang để chúng hòa mình với màu của nền rừng vào mùa khô. Đây là một trong những loài thích nghi tốt với rừng khô nhiều cây họ Dầu trên nền đất cát ven biển, hay rừng tràm trên vùng đất nhiễm phèn của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu).[2]

Phần định danh trong tên loài đặt theo tên của nhà bò sát học Ngô Văn Trí thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.[3]

Loài này có lẽ là kết quả lai giống giữa 2 loài nhông cát cận chủng. Đây là một hiện tượng có thể xảy ra trong vùng chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái. Điển hình là nơi sinh sống của loài nhông cát mới này là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, nằm giữa vùng đồng đất cây bụi và các cồn cát ven biển. Căn cứ vào đó Grismer cho rằng hai loài thích ứng từ hai hệ sinh thái "sẽ chung đụng và sinh sản để tạo ra một dạng lai ghép."[4]

Suy từ thử nghiệm gen tiến hành với ADN ti thể của loài nhông cát mới này, khoa học đã xác nhận L. guttata là dòng mẹ tuy nhiên vì ADN này chỉ truyền theo mẫu huyết nên dòng cha của loài này vẫn chưa được minh xác.[4][5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhông cát trinh sản http://edition.cnn.com/2010/LIVING/11/10/lizard.lu... http://www.mapress.com/zootaxa/2010/f/z02433p061f.... http://news.nationalgeographic.com/news/2010/11/10... http://www.popsci.com/science/article/2010-11/scie... http://dantri.com.vn/c36/s36-435962/phat-hien-loai... http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20101113/phat-hi... http://www.cbd-itb.org.vn/vn/default.aspx?n=502&c=... http://sgtt.vn/Khoa-giao/124244/Bi-an-loai-nhong-c... https://species.wikimedia.org/wiki/Nh%C3%B4ng_c%C3...